Wikia Google Việt Nam
Advertisement

Google Chrome OS là một hệ điều hành mã nguồn mở, được thiết kế bởi Google dùng trình duyệt web Google Chrome là giao diện người dùng chính, và như vậy nó chủ yếu là để làm việc với các ứng dụng web.[5] Được công bố vào ngày 7 tháng 7 năm 2009, Chrome OS sẽ được phát hành ra công chúng phiên bản ổn định trong nửa sau năm 2010.[6] Hệ điều hành này dựa trên nền tảng Linux và chỉ hoạt động trên những hệ thống phần cứng được thiết kế riêng.[7] Giao diện người dùng được đơn giản hóa tối đa, giống như trong trình duyệt Google Chrome. Do trình duyệt web là ứng dụng duy nhất (hiện) tồn tại trong thiết bị, Google Chrome OS nhắm vào những người dùng dành hầu hết thời gian làm việc với máy tính của họ trên Internet.[8][9][10]

Tổng quan[]

Trong một hội nghị thông tri diễn ra ngày 19 tháng 11 năm 2009, phó Chủ tịch Google, Sundar Pichai, đã mô tả về Chrome, trình diễn một phiên bản sơ khai của hệ điều hành này, trong đó có một màn hình desktop gần giống với giao diện trình duyệt Chrome. Tuy nhiên, ngoài các thẻ (tab) trình duyệt thông thường, giao diện còn có các thẻ ứng dụng giúp chiếm ít không gian hơn và có thể được neo cố định để dễ dàng truy cập. Khi chạy với netbook, hệ điều hành này mất 7 giây để khởi động, và Google vẫn đang cố gắng cải thiện con số này.[11]

Cùng ngày, Google phát hành mã nguồn của Chrome OS sử dụng giấy phép BSD trong vai trò dự án Chromium OS.[12] Giống với các dự án mã nguồn mở khác, các nhà phát triển sửa lại mã nguồn của Chromium OS và xây dựng những phiên bản của họ, trong khi đó mã nguồn Google Chrome OS sẽ chỉ được hỗ trợ bởi Google và các đối tác của Google, đồng thời chỉ chạy trên phần cứng được thiết kế chuyên biệt. Không giống Chromium OS, Chrome OS sẽ được cập nhật (update) tự động phiên bản mới nhất.[13] Quan sát viên Serdar Yegulalp của InformationWeek đã viết Chrome OS sẽ là một sản phẩm được phát triển để đạt đến "một cấp độ thanh nhã và một mức độ tích hợp với phần cứng mang nó mà theo mặc định Chromium OS không có," trong khi Chromium OS là một dự án, "một đường cơ sở thông thường mà từ đó dẫn xuất ra thành quả cuối cùng" hay một sự hợp nhất của các sản phẩm dẫn xuất. Cả Chrome OS và Chromium OS sẽ được phát triển song song và hỗ trợ cho nhau.[14]

Do Chrome OS và Chromium OS chia sẻ cùng một mã nguồn cơ sở[13][14], các phiên bản đầu tiên của Chromium OS đưa ra cái nhìn về Chrome OS. Bản alpha của Chromium OS bao gồm một trang ứng dụng, kích hoạt bởi một nút ở góc trên bên trái màn hình. Trang này liên kết với các ứng dụng web do Google phát triển, bao gồm Gmail, Google Apps, Picasa hay YouTube; và các ứng dụng khác, trong đó có Yahoo mail, Pandora, Hulu, Facebook và Twitter. Chromium cũng cung cấp một ứng dụng máy tính (calculator), đồng hồ, ứng dụng chỉ nguồn (battery indicator), và ứng dụng thông báo trạng thái mạng. Phím chức năng F12 cho phép nhìn nhiều cửa sổ, trong đó có tùy chọn mở thêm các cửa sổ duyệt khác và chuyển qua lại giữa chúng. Phím F8 gọi một màn hình bàn phím phủ trong đó hiển thị chức năng của tất cả các phím tắt, bao gồm các trình quản lý tác vụ và bộ nhớ, và một giao diện dòng lệnh (command-line) nhận các lệnh Linux thông thường.[13][14][15]

Mục đích và hướng thiết kế[]

Giao diện người dùng[]

Mục đích thiết kế dành cho giao diện người dùng của Google Chrome OS bao gồm giảm thiểu chiếm dụng không gian màn hình bằng cách kết hợp các ứng dụng và các trang Web tiêu chuẩn vào một dải thẻ đơn nhất, chứ không chia làm hai. Các nhà thiết kế đang cân nhắc một mô hình quản lý cửa sổ rút gọn chỉ có thể hoạt động khi ở trạng thái toàn màn hình. Các tác vụ thứ hai được xử lý với các "bảng" ("panel"): những cửa sổ đang hiển thị (floating) được cắt bớt bên dưới màn hình để dành không gian cho các tác vụ như chat hoặc chơi nhạc. Chia nhỏ các màn hình cũng được xem xét để có thể xem được 2 phần nội dung kề sát nhau. Google Chrome OS sẽ áp dụng lại những tính năng trong trình duyệt Chrome như offline mode, xử lý nền, và các thông báo. Các nhà thiết kế dự định sử dụng tính năng tìm kiếm và các thẻ được neo cố định như một cách định xứ và truy cập nhanh chong các ứng dụng.[16]

Kiến trúc[]

Trong các tài liệu thiết kế sơ bộ của dự án mã nguồn mở Chromium OS, Google mô tả một kiến trúc 3 tầng: firmware, trình duyệt và trình quản lý cửa sổ, và phần mềm lớp hệ thống và các dịch vụ userland.[17]

  • Tầng firmware góp phần giảm thời gian khởi động bằng cách không dò tìm phần cứng như ổ đĩa mềm, vốn không còn được dùng nhiều trên các máy tính, đặc biệt là netbook. Firmware cũng góp phần tăng tính bảo mật bằng cách kiểm tra lại từng bước trong quá trình khởi động kết hợp với phục hồi hệ thống.[17]
  • Phần mềm lớp hệ thống bao gồm nhân Linux đã được vá để tăng hiệu suất khởi động. Phần mềm userland được rút gọn tối ưu, được quản lý bởi Upstart, có thể chạy các dịch vụ song song, sinh lại các công việc bị lỗi, và chặn các dịch vụ nhằm khởi động nhanh hơn.[17]
  • Trình quản lý cửa sổ xử lý tương tác người dùng với nhiều cửa sổ client giống với những trình quản lý X window khác.[17]

Hỗ trợ phần cứng[]

Google Chrome OS ban đầu được hướng đến các thiết bị thứ cấp như netbook, chứ không phải là các máy tính PC,[11] và chạy trên phần cứng bao gồm một bộ xử lý x86 hoặc ARM.[8] Mặc dù Chrome OS hỗ trợ các ổ đĩa cứng, Google đã yêu cầu các đối tác phần cứng sử dụng các ổ cứng thể đặc do có hiệu năng và độ tin cậy cao[13], mặt khác hệ điều hành không yêu cầu dung lượng lớn do chủ yếu truy cấp các ứng dụng và dữ liệu đặt trên máy chủ. Google Chrome OS sử dụng không gian đĩa bằng 1/60 so với Windows 7.[18]

Các công ty phát triển phần cứng cho hệ điều hành bao gồm Hewlett-Packard, Acer, Adobe, Asus, Lenovo, Qualcomm, Texas Instruments, Freescale[19] và Intel.[20]

Tháng 12 năm 2009, Michael Arrington thuộc TechCrunch thông báo rằng Google đã tiếp cận ít nhất một nhà sản xuất phần cứng về việc xậy dựng một sản phẩm netbook Chrome OS. Theo các nguồn tin của Arrington, các thiết bị này có thể được cấu hình cho băng thông rộng di động và trợ cấp bởi một hoặc nhiều thiết bị mang.[21]

Phần cứng[]

Laptops chạy Chrome OS được gọi chung là "Chromebook". Máy tính đầu tiên là CR-48, một thiết kế phần cứng mà Google đã đưa cho những người xét nghiệm vào tháng 12 năm 2010. Các máy bán lẻ có từ tháng 5 năm 2011. Một năm sau đó, tháng 5 năm 2012, một thiết kế máy tính để bàn bán trên thị trường như là một "Chromebox" đã được phát hành bởi Samsung.

Trong đầu năm 2014, LG Electronics đã giới thiệu thiết bị đầu tiên thuộc kiểu all-in-one gọi là "Chromebase". Thiết bị Chromebase cơ bản là phần cứng Chromebox bên trong một màn hình với camera tích hợp, microphone và loa. Acer kể từ đó đã phát hành một thiết bị Chromebase với một màn hình cảm ứng.

Chromebit là một HDMI dongle chạy Chrome OS. Khi được đặt vào một khe cắm HDMI trên TV hoặc màn hình máy tính, thiết bị này biến màn hình thành một máy tính cá nhân. Thiết bị này đã được công bố tháng 3 năm 2015 và được giao hàng vào tháng 11. [22]

Tiếp nhận[]

Khi vừa mới ra, Chrome OS được xem như là một đối thủ cạnh tranh với Microsoft, cả trực tiếp với Microsoft Windows cũng như gián tiếp với các ứng dụng xử lý văn bản và bảng tính thông qua sự phụ thuộc của hệ điều hành Chrome trên điện toán đám mây. [23][24] Nhưng giám đốc kỹ thuật của Chrome OS Matthew Papakipos lập luận rằng hai hệ điều hành này sẽ không hoàn toàn trùng nhau trong chức năng vì Chrome OS dành cho netbook, mà thiếu sức mạnh tính toán để chạy một chương trình cần nhiều nguồn lực như Adobe Photoshop. [25]

Tham khảo[]

Advertisement